Press "Enter" to skip to content

NguyenCong.com

NGOẠI ƠI!

Đôi lúc cuộc sống, công việc và nhiều thứ xô bồ khác cuốn ta đi. Cũng chẳng biết là đi về đâu nữa, nhưng có một điều ta biết, đó là: Ta đang càng ngày càng xa rời những kỷ niệm, những ký ức tuổi thơ, những điều đơn giản nhưng ấm áp tình cảm gia đình, làng xóm quê hương.

Dẫu biết con người ai rồi cũng trưởng thành. Ai rồi cũng phải đối mặt với những vấn đề cơm áo gạo tiền, lo toan cho cuộc sống. Nhưng đánh rơi những ký ức tốt đẹp đó, phải chăng là một điều đáng tiếc lắm thay?

Hôm nay là ngày của mẹ. Mình đã dự định viết cái gì đó về mẹ. Nhưng dẫu sao, mình cũng đã từng viết về mẹ rồi. Mình nhớ về một người, rất thân thương, gần gũi, và quan trọng với mình. Đó là mẹ của mẹ… Ngoại ơi…?

LỜI MẸ DẶN – Phùng Quán

Lời mẹ dặn
Lời mẹ dặn

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
Mẹ tôi thương con không lấy chồng
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.

Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
Ngày ấy tôi mới lên năm
Có lần tôi nói dối mẹ
Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
Ôm tôi hôn lên mái tóc
– Con ơi –
trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật.

KẺ ĐỒNG PHẠM

Cuộn chiến dữ dội
Cuộn chiến khốc liệt

Thời còn học lớp 8, lớp 9, chiều lại tôi hay vào rẫy phụ ba mẹ tôi việc thả bò. Lơ thơ, lững thững đi theo 2 con bò dọc theo quanh bờ ruộng, không cho nó ăn lúa, hay chạy nhảy lung tung. Những lúc ấy thôi tha hồ ngắm cảnh, ngắm trời, ngắm đất.

Những buổi chiều quê ấy thật đẹp. Khung cảnh yên bình, nắng nhẹ, trời xanh, gió mát, đồng lúa rì rào. Lúc thì tôi thấy những con diều hâu bắt chuột đồng, lúc thì là đàn cò đàn sếu bay… Nếu có tài làm thơ một tý, không chừng tôi đã có cả một tập “Quê hương”. Hihi…

Ngày ấy nhà tôi có nuôi một con chó săn rất dữ. Nó thường xuyên săn được chuột, thỏ rừng, thậm chí cả chim sẻ (chả biết nó bắt sao, chỉ thấy nó tha về thôi). Tôi đi thả bò thường dắt nó theo.

Hôm đó tôi thả bò ăn gần một cây dẻ rừng. Trên cây ấy có một con mèo hoang bị cụt đuôi. Giống mèo này thường là mèo nhà, bỏ nhà đi hoang, hoặc là bị bỏ rơi từ nhỏ. Con mèo leo tít trên ngọn cây, trông rất khỏe mạnh và nhanh nhẹn.

CON RẮN TRONG KHU TRỌ

Con rắn (Hình ảnh mang tính chất minh họa)
Con rắn (Hình ảnh mang tính chất minh họa)

Tôi ở phòng trọ từ thời sinh viên đến nay. Chỉ một khu trọ đó thôi, nhưng chuyển qua chuyển lại phòng này phòng khác. Ngồi nghĩ lại cũng có nhiều chuyện vui, nhưng tôi nhớ nhất là chuyện con rắn.

Đó là hôm mùng 5 tháng 5 âm lịch, Tết Đoan Ngọ. Tôi và hai bạn tôi, đang ngồi trong phòng trọ thì mấy bạn phòng bên và cả ông chủ nhà chạy ồn ào cả lên. Tôi bước ra ngoài nhin thì thấy họ đang đuổi đánh một con rắn. Không biết có liên quan gì đến câu: “Len lén như rắn mùng Năm” không nữa. Nhưng rõ là rất trùng hợp. Mà nó đang bò rất nhanh. Len lén đâu mà len lén?

Khổ cái là nó đang chạy về phía tôi. Tôi hoảng quá nhảy vội vào phòng đóng cửa lại.

NHỮNG CON DẾ

Cuộc đời thì nguyên vẹn. Nhưng trí nhớ con người thì vụn vặt. Thành ra ngồi nhớ lại ký ức, chỉ toàn thấy những mảnh vụn. Đã là mảnh vụn thì thường không đầu, không đuôi, không theo thứ tự trước sau chi chi cả. Thôi thì nhặt được mảnh nào thì lưu lại mảnh ấy vậy. Rồi lại ghép những mảnh vụn ấy lại, để tạo ra câu chuyện về cuộc đời, câu chuyện cuộc đời tôi.

NHỮNG CON DẾ

Một chú dế cồ lửa
Một chú dế cồ lửa

Thuở thơ bé, chắc chẳng đứa trẻ nông thôn nào mà không chơi nuôi dế, đá dế. Những con dế cồ than đen kịt, những con dế cồ lửa cánh màu vàng, có lẽ đã từng đi vào giấc mơ trẻ thơ của không ít người.

Chúng nó quả là những chiến binh oai hùng, dũng cảm. Chân to, càng nhọn, thân mình bóng bẩy, lại rất linh hoạt, nhanh nhẹn, tiếng gáy lảnh lót, kiêu hùng. Những con dế nhỏ này nhưng lại sở hữu những bản năng chiến đấu tuyệt vời, thu hút không biết bao nhiêu là ánh nhìn và lòng ngưỡng mộ của bọn trẻ chúng tôi.

LẠM BÀN VỀ SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam hiện nay
Sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam hiện nay

Mình vừa tra từ điển về chữ “lạm bàn”, thấy có nghĩa là “thảo luận, bàn luận về một vấn để nào đó vượt quá thẩm quyền của mình, bàn luận về cái mà mình không có kiến thức thích hợp”.

Quả là một từ xác đáng cho cái việc bàn thảo về sách lịch sử của mình trong bài viết này.

Mình là dân kỹ thuật. Học kỹ thuật, làm kỹ thuật rồi đi dạy kỹ thuật. Nay lại bàn về lịch sử, về sách lịch sử, thì rõ ràng là đang “lạm bàn” chứ gì nữa?

Nhưng bác Hồ có câu:

Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Còn có câu chuyện kể rằng: trước khả năng phải bắt buộc cầm súng đánh thực dân, Bác sai người đi tìm cuốn “Việt Nam sử lược” của Lệ Thần Trần Trọng Kim, khi đó là cuốn sách duy nhất biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà để trao cho các vị lãnh đạo cuộc kháng chiến đọc. Không chỉ chí khí của người xưa mà nhiều bài học về cách đánh và cách thắng của ông cha chúng ta đem lại những tri thức rất bổ ích cho cuộc chiến đấu ở thế kỷ 20. (Theo lời kể của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xem nguồn tại đây).

Vậy việc mình tìm hiểu lịch sử, hẳn cũng là một việc đúng đắn.

TÔI VÀ NHỮNG CUỐN SÁCH

Sách, nguồn trí thức vô tận của loài người
Sách, nguồn trí thức vô tận của loài người

Tôi là một người rất thích đọc. Đặc biệt là đọc sách. Và tôi cũng rất mê sách. Ngẫm nghĩ về sách tôi cũng có nhiều chuyện thú vị. Nay muốn chia sẻ cùng bạn.

Ngẫm lại thì tôi cũng có cơ duyên với sách. Từ khi còn rất nhỏ, khi tôi mới biết đọc năm lớp 1, lớp 2, tôi đã thường xuyên đọc “Thép đã tôi thế đấy” và truyện thơ “Lục Vân Tiên”. Bạn tin không?

LÀM THUÊ HAY LÀM CHỦ? (Phần IV)

Hành động bất chấp nỗi sợ hãi
Hành động bất chấp nỗi sợ hãi

Trong 3 phần trước của loạt bài này, chúng ta đã bàn nhiều về tư duy làm thuê và làm chủ. Cái nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Nhưng rõ ràng là làm chủ có nhiều ưu điểm và hấp dẫn hơn làm thuê. Và rất nhiều bạn, cũng giống như tôi, đã chọn cho mình tư duy làm chủ. Vấn đề còn lại là hình thành tư duy làm chủ như thế nào?

Đây là câu hỏi mà chính bản thân tôi cũng đang phải tìm câu trả lời. Nhưng tôi sẽ trình bày một số quan điểm theo suy nghĩ và kinh nghiệm của bản thân mình. Những gì tôi trình bày chưa hẳn đã chính xác, nhưng cũng mong là có thể giúp bạn tìm ra những ý tưởng cho riêng mình.

Thứ nhất, bạn phải luôn sẵn sàng để học hỏi. Tại sao làm chủ, làm giàu lại liên quan đến học hỏi? Bạn ơi, dù bạn làm bất kỳ việc gì trong cuộc sống này, bạn đều phải luôn luôn học hỏi. Thế giới luôn tồn tại những điều bạn chưa biết, và vẫn đang ngày ngày thay đổi. Do đó, bạn phải liên tục học hỏi để phát triển hơn. Vậy nếu không sẵn lòng học hỏi, thì làm sao ta có thể học được cách tư duy, suy nghĩ và hành động của người giàu và người thành công để trở nên thành công được?

MỘT NỤ CƯỜI SẼ ĐƯỢC ĐỀN ĐÁP BẰNG MỘT NỤ CƯỜI

Nụ cười ấm áp của ông (Ảnh minh họa)
Nụ cười ấm áp của ông (Ảnh minh họa)

Hai tuần rồi, tôi thực sự bận rộn nhiều việc. Đến nỗi mà tôi có rất nhiều trải nghiệm và ý tưởng thú vị nhưng vẫn phải để Blog tôi “rêu phong” phủ đầy. Nhưng tôi vừa chứng kiến một sự việc, một trải nghiệm hết sức thú vị. Trải nghiệm đó đã thôi thúc tôi phải viết, viết ngay khi có thể. Vì tôi sợ những cảm giác thú vị đó sẽ bị thời gian xóa nhòa.

HAI CÂU CHUYỆN VÀ MỘT CÁI LAPTOP (Phần II)

Món quà từ lòng tốt
Món quà đến từ lòng tốt


a. Hoàn cảnh lịch sử:

Đó là ngày 20/03/2012. Thời tiết đang chuyển mùa nên khá khó chịu. Trời nóng, lại có mưa.

Hôm đó là một ngày mệt mỏi và bận rộn. Tôi dạy cả ngày và vừa nhận được tin là tranh thêu chuyển từ Đà Lạt xuống bị trễ. Trong khi tôi đã hẹn với khách và khách tôi cũng đang rất cần sản phẩm này. Quả thật là đau đầu.

Cũng nói thêm sau khi cái laptop của tôi (đã nói ở trên) bị hư, tôi đã mượn lap của một người em họ để đi dạy khi cần thiết. Quyết định chưa mua lap mới để dành “đầu tư”. Và sáng hôm đó tôi mang laptop mượn đi dạy.

HAI CÂU CHUYỆN VÀ MỘT CÁI LAPTOP (Phần I)

Tên trộm Laptop
Tên trộm Laptop (Ảnh chỉ mang tính minh họa)

Tạm dừng loạt bài “Làm thuê hay làm chủ?”, nhân dịp tôi vừa suýt mất laptop lần thứ 2, hôm nay tôi sẽ kể cho bạn nghe hai câu chuyện thú vị của tôi. Về 2 lần suýt mất laptop. Đó thực sự là hai câu chuyện rất thú vị.

Trận chiến thứ 1: Liều lĩnh và trắng trợn

a.     Hoàn cảnh lịch sử:

Đó là ngày 24/12/2010. Noel! Buổi sáng hôm đó rất tuyệt vời, không khí se lạnh, trời trong xanh, mọi người đều đang rất vui vẻ, háo hức chờ đón một ngày đặc biệt trong năm.

Tôi cũng có một kế hoạch cực kỳ bận rộn và hứa hẹn nhiều vui vẻ.

b.     Diễn biến:

9h30: Tôi đang làm một số việc trên laptop thì thấy một người chạy xe máy vào khu trọ. Chạy thẳng vào trong cùng của khu trọ. Người này có mang ba lô, đội mũ bảo hiểm và mang khẩu trang, mặc áo khoác đen. Nhìn bộ dạng có vẻ là người đi đường xa vào kiếm một ai đó ở trong các phòng trong.

LÀM THUÊ HAY LÀM CHỦ? (Phần III)

Cứ giàu có là ác độc?
Cứ giàu có là ác độc?

Trong hai phần trước chúng ta đã nói nhiều về làm thuê và làm chủ. Hôm nay, tôi sẽ trình bày quan điểm cá nhân tôi về vấn đề làm thế nào để thay đổi tư duy làm thuê.

Trước tiên, bản thân tôi cũng thắc mắc không hiểu tại sao Việt Nam ta lại có tư tưởng bài xích và ghét người giàu. Những câu chuyện cổ tích của ta tuy mang nhiều tính giáo dục nhưng cứ hễ người giàu thì đó là kẻ xấu. Đó là phú ông, phú hộ, bá hộ, lão nhà giàu… toàn những người gian ác.

Nhưng tôi cũng ngạc nhiên là những nhân vật tốt trong truyện, cuối cùng lại “sống GIÀU CÓ và hạnh phúc bên nhau đến suốt đời”. Tôi tự mình đặt câu hỏi: “Nếu câu chuyện không kết thúc ở đó, thì những nhân vật tốt kia, giờ đã trở nên giàu có, có trở thành lão bá hộ độc ác tham lam không?”

Tôi tin là không, những nhân vật đó đều là những người rất tốt bụng, giỏi giang, chịu thương chịu khó. Làm sao họ trở nên xấu xa được. Vậy là bản thân truyện cổ tích có mâu thuẫn. Rõ ràng, không phải người giàu nào cũng xấu, vẫn có những người giàu tốt bụng, tài giỏi. Nhưng tôi, khi không còn là trẻ con nữa, mới nhận ra điều này. Vậy những đứa con Việt Nam, lớn lên từ dòng sữa cổ tích như vậy, sao lại không ghét người giàu và làm giàu cho được?

LÀM THUÊ HAY LÀM CHỦ? (Phần II)

Tại sao nên làm chủ và làm giàu?
Tại sao nên làm chủ và làm giàu?

Trong phần 1, tôi đã nói về những nhược điểm của làm thuê. Rõ ràng, làm thuê thì không thể làm giàu được và khó để ta có thể làm chủ cuộc sống và công việc của mình. Trong phần 2 này, ta sẽ trao đổi về làm chủ và làm giàu.

Liệu làm chủ có tốt, có hạnh phúc và giàu có hơn chăng? Và giàu có để làm gì?

Trước tiên, tôi xin khẳng định, làm chủ chưa chắc bạn đã có cuộc sống hạnh phúc, giàu có và nhiều tự do hơn làm thuê. Việc đó hoàn toàn phụ thuộc vào cách chúng ta làm chủ như thế nào. Vẫn có nhiều người làm chủ theo kiểu “khổ chủ” chứ không sung sướng gì.

Nhưng ít ra, khi bạn ra làm chủ, và làm chủ đúng cách, thì bạn có cơ hội để trở nên giàu có hơn, hạnh phúc hơn và tự do. Trong khi, người làm thuê, dù có làm tốt đến mức nào đi nữa, vẫn không thể đạt được điều đó.

Bạn không tin ư? Thử quan sát những người giàu có xung quanh bạn, dù là một người nông dân giàu có hay một doanh nhân thành đạt, những người giàu có nhất, có phải họ là những người làm thuê đơn thuần không?

MẸ TÔI

“Mỗi người Mẹ đều là một kiệt tác của tạo hóa, của tình thương, lòng bao dung và lòng nhân ái!”

Mẹ và em traiMẹ và em trai

Hôm nay, đã là ngày 6/3. Lên các trang mạng thấy đủ thứ các thông tin để mua quà cho vợ, cho bạn gái… nhân ngày 8/3. Các dịch vụ đặt hoa ngày lễ đặc biệt này cũng trở nên nhộn nhịp, rộn rã. Tự dưng ta buồn!

Chắc tại không có người yêu hay vợ để đưa đi chơi, để quan tâm, chăm sóc, để tặng quà, tặng hoa nên ta buồn chăng?

Ừ, thì cũng có, có chút chút. Nhưng ta buồn, vì ta nghĩ về Mẹ.

Trong tâm trí của ta, kể từ khi ta biết suy nghĩ, biết quan sát và nhận xét, ta chưa từng gặp người phụ nữ nào đảm đang, tài giỏi và chịu thương chịu khó bằng Mẹ. Nhưng ta cũng chưa làm được gì để đền đáp cho Mẹ, dù chỉ là một món quà, một lời chúc nhân ngày 8/3.