Press "Enter" to skip to content

Category: Suy ngẫm

HÀM SỐ CỦA SỰ THÀNH BẠI

CẢNH BÁO:

Những điều tôi viết dưới đây chỉ là những chiêm nghiệm mang tính chủ quan của bản thân, không phải là một lý thuyết kinh tế được nghiên cứu bài bản.

Bài viết tuy viết về sự thành bại, nhưng lại được viết bởi một cá nhân chưa có mặt nào là thành công cả, do đó, bạn nào có tư tưởng, tôi sẽ học từ người thành công, tôi sẽ học từ những người giàu, thì xin lỗi, đây chắc không phải là thứ bạn nên học.

Cho dù bạn đã đọc hết bài viết này và thấy tâm đắc về nó, thì việc áp dụng nó cũng vô cùng khó khăn nếu không muốn nói là không thể (áp dụng).

Vậy thì viết để làm gì? Tôi viết để lưu trữ, làm “tài liệu” để dạy con tôi. Sẵn tiện thì đăng lên đây, bạn thích thì đọc cho vui.

NHỮNG ĐIỀU NÊN GHI NHỚ TRONG CUỘC SỐNG

Bức thư cha gửi cho con
Bức thư cha gửi cho con

Đây là một lá thư riêng của Ông Tôn Vận Tuyền, viện trưởng viện Quốc Gia Hành Chính, một chính khách nổi tiếng Đài Loan, gởi cho các con của ông lúc còn sống. Bây giờ mới thấy lưu hành trên Internet.

Tôi vô tình đọc được bức thư này trên một trang mạng. Tuy chưa phải là một người cha để hiểu rõ hết những suy tư của ông, nhưng với kinh nghiệm của quãng đời tôi đã sống, tôi rất lấy làm tâm đắc về những lời khuyên này. Vì vậy, nên tôi sao lưu bức thư này về Blog mình cho các bạn cùng đọc, cũng là một cách thức lưu trữ để sau này tôi xem lại (Tôi có thói quen xem lại nhiều lần những gì tôi cảm thấy thú vị).

Tôn Vận Tuyền để lại những lời căn dặn như sau:

Các Con thân mến!

Viết những điều căn dặn này, Ba dựa trên 3 nguyên tắc như sau :

1. Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.

2. Là cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!

3. Đây là kết quả bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của bản thân mà Ba ghi nhận được, Nó sẽ giúp các con tránh được những nhầm lẫn oan phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời:

VÀI SUY NGHĨ SAU KHI ĐỌC CÂU CHUYỆN VỀ ÔNG LÃO BÁN CHUỐI

Ông lão 84 tuổi vẫn say mê lao động
Ông lão 84 tuổi vẫn say mê lao động

Tôi đã hơn ba tháng rồi không viết một bài nào trên Blog của mình. Đôi lúc thấy Blog đìu hiu, bạn bè lâu lâu lại vào hỏi thăm sao dạo này “cắn bút” vậy, tôi cũng buồn (thực ra là tôi cắn bàn phím máy tính mà, có cắn bút đâu? Hihi..). Nhưng muốn viết, thì quả thật là cần phải có cảm xúc. Tôi cũng không phải là một tay viết chuyên nghiệp, chỉ dùng Blog để diễn đạt những suy nghĩ và tâm tư của mình, nên nhất nhất thì phải có cảm xúc thì mới viết được.

Sau ba tháng được coi là “chai sạn” hôm nay, bỗng nhiên tôi lại trở nên đầy cảm xúc. Đó là khi tôi đọc về tấm gương của ông cụ 84 tuổi bán chuối trên báo VnExpress. Đọc xong bài báo, tự nhiên, tôi suy nghĩ rất nhiều. Hình ảnh của cụ, câu chuyện của cụ bỗng nhiên làm tôi nhớ đến ông nội của tôi. Rồi tự nhìn lại mình, quả thật là tôi không khỏi…

THẮNG CANH BẠC NÀY, TA SẼ ĐỔI ĐỜI!

Thắng canh bạc này, ta sẽ đổi đời!
Thắng canh bạc này, ta sẽ đổi đời!

Thế là Euro 2012 đã đi qua. Sáng nay ngồi ăn sáng, nghe bên bàn bên cạnh có hai chú đang bàn về những trận đấu và “tình hình tài chính cá nhân” mùa Euro. Một chị bán vé số bước vào. Có một chú mua vài số, rồi 2 người lại bàn về một “ông” nào đó vừa trúng số được vài tỉ, đổi đời. Về nhà mở báo mạng ra thì thấy mới có một vụ bắt đường dây cá độ bóng đá lớn. Tự nhiên muốn viết một cái gì đó về cờ bạc. Viết về cờ bạc cho nó “máu”. Máu đỏ đen. Hihi…

“Thắng canh bạc này, ta sẽ đổi đời…” câu nói của một trong 2 chú làm tôi suy nghĩ mãi. Có thật thế hay không?

BẠN ĐIỀU KHIỂN CẢM XÚC HAY ĐỂ CẢM XÚC ĐIỀU KHIỂN BẠN?

Cảm xúc của con người
Cảm xúc của con người

Con người ta luôn hành động dựa vào cảm xúc, chứ không dựa vào lý trí. Mà có hành động mới có kết quả được. Thành ra, cảm xúc chính là yếu tố rất quan trọng trong việc bạn đạt kết quả như thế nào trong cuộc sống.

Bạn không tin tôi ư?

Có lẽ, đã có lúc bạn nhìn nhận ra một hành động, một việc làm, một sự việc nào đó là tốt cho mình. Tốt nếu bạn xem xét về mặt lý trí. Nếu bạn làm như thế, bạn sẽ có cái này, sẽ đạt được cái kia, sẽ thành công cái nọ. Nhưng cuối cùng, bạn vẫn không hành động. Vì sao? Vì bạn không có cảm xúc, bạn không thích làm điều đó.

Cũng có lúc, bạn nhận ra rằng một ai đó, rất tốt. Tốt lắm. Và hết mực thương yêu bạn, sẵn sàng làm rất rất nhiều việc cho bạn và vì bạn. Nhưng bạn chỉ cảm kích, và biết ơn vì những gì người ta đã làm cho bạn. Còn bạn thỉ không thể yêu thương người đó được. Vì sao?

VÀI SUY NGHĨ VỀ LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ HẠNH PHÚC

Làm thế nào để có hạnh phúc
Làm thế nào để có hạnh phúc?

Có lẽ, câu hỏi mà biết bao nhiêu kiếp người đã tìm kiếm câu trả lời trong suốt cuộc đời họ là câu hỏi: “Làm thế nào để có hạnh phúc?”

Kể từ đức Phật, cho đến những đấng vương giả, quý tộc, đến những con người nghèo khổ, những người bị coi là ở tận đáy của xã hội, vẫn luôn đau đáu đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trên.

Tôi cũng vậy? Tôi cũng luôn tự hỏi: “Làm thế nào để có hạnh phúc”

Tôi cũng đã đi tìm câu trả lời trong kinh Phật, trong sách vở, trong văn học, tiểu thuyết, trong báo chí, trong web, trong blog… và bắt gặp hàng loạt câu trả lời khác nhau. Mỗi người có một định nghĩa và một cách khác nhau để có hạnh phúc.

Nhưng tôi đã phát hiện ra có một điểm chung nhất từ những tất cả câu trả lời đó. Vô cùng thú vị. Đó là:

LẠM BÀN VỀ SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

Sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam hiện nay
Sách giáo khoa Lịch sử Việt Nam hiện nay

Mình vừa tra từ điển về chữ “lạm bàn”, thấy có nghĩa là “thảo luận, bàn luận về một vấn để nào đó vượt quá thẩm quyền của mình, bàn luận về cái mà mình không có kiến thức thích hợp”.

Quả là một từ xác đáng cho cái việc bàn thảo về sách lịch sử của mình trong bài viết này.

Mình là dân kỹ thuật. Học kỹ thuật, làm kỹ thuật rồi đi dạy kỹ thuật. Nay lại bàn về lịch sử, về sách lịch sử, thì rõ ràng là đang “lạm bàn” chứ gì nữa?

Nhưng bác Hồ có câu:

Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam

Còn có câu chuyện kể rằng: trước khả năng phải bắt buộc cầm súng đánh thực dân, Bác sai người đi tìm cuốn “Việt Nam sử lược” của Lệ Thần Trần Trọng Kim, khi đó là cuốn sách duy nhất biên soạn mạch lạc về lịch sử nước nhà để trao cho các vị lãnh đạo cuộc kháng chiến đọc. Không chỉ chí khí của người xưa mà nhiều bài học về cách đánh và cách thắng của ông cha chúng ta đem lại những tri thức rất bổ ích cho cuộc chiến đấu ở thế kỷ 20. (Theo lời kể của đại tướng Võ Nguyên Giáp. Xem nguồn tại đây).

Vậy việc mình tìm hiểu lịch sử, hẳn cũng là một việc đúng đắn.

MỘT NỤ CƯỜI SẼ ĐƯỢC ĐỀN ĐÁP BẰNG MỘT NỤ CƯỜI

Nụ cười ấm áp của ông (Ảnh minh họa)
Nụ cười ấm áp của ông (Ảnh minh họa)

Hai tuần rồi, tôi thực sự bận rộn nhiều việc. Đến nỗi mà tôi có rất nhiều trải nghiệm và ý tưởng thú vị nhưng vẫn phải để Blog tôi “rêu phong” phủ đầy. Nhưng tôi vừa chứng kiến một sự việc, một trải nghiệm hết sức thú vị. Trải nghiệm đó đã thôi thúc tôi phải viết, viết ngay khi có thể. Vì tôi sợ những cảm giác thú vị đó sẽ bị thời gian xóa nhòa.

NHỮNG BÀI HỌC “VĨ ĐẠI” – BÀI HỌC SỐ 2

Một chú gà công nghiệp
Một chú gà công nghiệp

Một câu chuyện, một bài học mà các cô giáo trường Khiếm Thính Lâm Đồng và cô Huệ bên mái ấm Thành Đạt đã dạy cho tôi. Tôi tạm gọi là “Bài học về cách giáo dục”

Nhiều bậc cha mẹ sinh con ra bị khuyết tật thì họ suy nghĩ rằng họ sẽ bảo bọc, che chở, giúp đỡ cho con cái mình. Do đó, đứa trẻ khuyết tật đó không cần đi học, không cần hòa nhập vào cuộc sống, thậm chí không cần phải lao động. Cơm đã có mẹ lo, nước đã có cha rót, công việc đã có anh chị em giúp.

Nhưng bạn ơi, rất tiếc. Cha mẹ rồi cũng phải già, rồi mất đi như một quy luật không thể tránh khỏi của tự nhiên. Anh chị em rồi cũng dựng vợ gả chồng và có cuộc sống riêng. Người khuyết tật này, lúc ấy phải sống như thế nào? Phải dựa vào ai đây? Người ấy sẽ bơ vơ, lạc lõng giữa bộn bề khó khăn của cuộc sống.

NHỮNG BÀI HỌC “VĨ ĐẠI” – BÀI HỌC SỐ 1

Có lẽ, việc làm tôi vui nhất trong thời gian vừa qua là tôi đã giúp bán được một số tranh thêu tay cho các em khiếm thính Lâm Đồng.

Có lẽ, chuyến đi nhiều ý nghĩa nhất của tôi trong thời gian vừa qua là chuyến đi về thăm và tặng quà tại trường Khiếm Thính Lâm Đồng.

Trong lúc bán tranh giúp các em, trong chuyến về thăm và tặng quà tại trường, trong lúc tiếp xúc với các em, cũng như được trò chuyện, lắng nghe các cô tâm sự, tôi đã học được những bài học lớn lao. Và hôm nay, tôi xin được chia sẻ cùng các bạn.

BÀI HỌC SỐ 1

Lúc tôi bán tranh, tôi có gặp một khách hàng. Vị khách hàng này rất đặc biệt và gây cho tôi một ấn tượng khó phai. Anh không đặc biệt vì anh trả tiền cao cho bức tranh tôi bán hay mua cùng một lúc nhiều bức tranh. Mà anh đặc biệt vì anh đã có một tư tưởng thực sự nhân văn. Anh đã dạy cho tôi một bài học lớn.

Khi nhận bức tranh, anh rất thích thú. Anh nói với tôi là anh rất quý nó, và sẽ LUÔN LUÔN treo nó ở phía trước bàn làm việc của mình, dù cho hoàn cảnh có thế nào đi nữa. Tôi hiểu anh thích bức tranh vì thực sự nó là một tác phẩm rất đẹp. Nhưng tôi lại không hiểu tại sao anh lại muốn treo nó trước bàn làm việc của mình.

BA CÂY LÀM CHẲNG NÊN NON

Ba cây làm chẳng nên non
Ba cây làm chẳng nên non

Tôi xin được bắt đầu bài viết bằng một câu chuyện mà người Việt Nam hình như ai cũng biết: Câu chuyện về 3 người Nhật và 3 người Việt Nam.

Câu chuyện kể rằng: Nếu 1 người Việt Nam và 1 người Nhật rơi xuống một cái hố tương tự nhau, thì người anh bạn Việt Nam nhiều khả năng sẽ trèo lên trên được trước. Vì sao ư, vì anh thông minh, lanh lẹ, mưu trí và khỏe mạnh… hơn anh bạn người Nhật.

Nhưng nếu có 3 người Việt Nam cùng rơi vào một cái hố và 3 người Nhật cũng rơi vào một cái hố tương tự. Thì đến khi cả 3 anh người Nhật lên đến nơi hết rồi, nhìn xuống thì 3 anh Việt Nam vẫn còn đang bàn xem ai sẽ lên trước hoặc thậm chí phần anh nào anh nấy leo. Mà có anh leo gần đến miệng hố thì bị mấy anh ở dưới kéo lại vì không muốn “nó lên trước mình”.

HÃY CHO ĐI NHỮNG NỤ CƯỜI

Nụ cười thiên thần
Nụ cười thiên thần

Bạn biết không?

Có một điều rất giản đơn, nhưng có thể giúp cơ thể chúng ta sảng khoái về cả mặt thể chất lẫn tinh thần?

Có một điều rất giản đơn, nhưng có thể giúp xoa dịu những nổi đau tột cùng và thắp bùng lên những tia hy vọng lớn lao.

Có một điều rất giản đơn, nhưng có thể giúp con người hàn gắn những mối quan hệ, xóa bỏ thù hằn, bất đồng, mâu thuẫn…

Có một điều rất giản đơn, nhưng có thể truyền đi một niềm yêu thương, lan tỏa những niềm tin, trao đi một niềm hy vọng….

Điều đơn giản ấy, chính là một Nụ Cười.

VÌ SAO BẠN PHẢI HẠNH PHÚC?

Mình có một người bạn thân, cô ấy là một người tốt, rất tốt (các bạn bè mình đều nhận xét thế). Tuy nhiên, cô ấy thường xuyên cảm thấy buồn phiền và không hạnh phúc trong cuộc sống. Hôm qua, mình đã nói chuyện với cô ấy. Mình đã nói về chủ đề: “Vì sao bạn phải hạnh phúc?”. Hôm nay, mình tổng hợp lại thành bài viết này để chia sẻ cùng tất cả các bạn, và có thể cũng để cô bạn mình có thể đọc lại nữa.

Bạn ơi, nghe tôi nói này. Dù thế nào đi chăng nữa, bạn cũng chỉ có một cuộc sống, có một cuộc đời mà thôi. Vậy tại sao bạn không lựa chọn một cuộc sống hạnh phúc, mà lại lựa chọn cho mình một cuộc sống buồn phiền, bất hạnh. Tôi nói ở đây là 2 từ “lựa chọn”, có thể bạn không đồng ý “Tôi đâu có lựa chọn cuộc sống bất hạnh cho mình và không một ai trên thế giới lựa chọn điều đó cả”. Nhưng bạn ơi, bạn không thể lựa chọn hoàn cảnh đến với mình, nhưng bạn hoàn toàn có thể lựa chọn thái độ của bạn đối với hoàn cảnh đó.

Bạn phải lựa chọn một cuộc sống hạnh phúc, vì sao ư? Vì nếu không làm như vậy, bạn đang có lỗi với chính cha mẹ bạn. Khi cha mẹ bạn sinh bạn ra trên đời, ông bà đã dồn biết bao nhiêu tình yêu thương, niềm tin, niềm hy vọng vào bạn. Ông bà luôn mong muốn bạn sống thật là hạnh phúc, thật là có ích, mong muốn bạn tiếp tục thực hiện những giấc mơ mà ông bà còn chưa thực hiện được. Như vậy, nếu như bạn không hạnh phúc, chính là bạn đang có lỗi với chính cha mẹ của mình. Bạn đang bất hiếu đấy, bạn biết không?

BÍ MẬT CÂU NÓI ẨN CHỨA QUYỀN NĂNG THƯỢNG ĐẾ – PHẦN II

“Bệ hạ hãy nghĩ: TẤT CẢ NHỮNG VIỆC NÀY LÀ DO TÔI!”
Mặt vị vua biến sắc: “Lão nói sao? Tất cả những việc này là do tôi ư? Tôi đã làm vỡ đê để nhân dân gặp nạn? Tôi đã xua quân thù cướp nước tôi ư? Tôi đã kêu gọi bon giặc cướp nổi lên để tàn phá giang sơn của tôi ư? Thật là chuyện nực cười”

Lão già vẫn ung dung vuốt râu và nói: “Nhưng dù tất cả những điều bệ hạ nghĩ đều đúng, tất cả là do số phận định đoạt, thì bệ hạ làm được gì? Bệ hạ chỉ có thể than trời trách đất mong sao cho trời đất thay đổi số phận cho đất nước mình, cho nhân dân mình, chứ làm được gì khác? Vì tất cả là do số phận mà, do trời mà, do đất mà, do thượng đế mà. Mà đã là do những đấng siêu nhiên ấy, thì bệ hạ có thể làm gì được chứ?”

Nhấp một ngụm trà, ông lão tiếp: “Ý nghĩ tất cả những việc này là do số phận, do thượng đế, chỉ giúp cho bệ hạ cảm thấy nhẹ nhàng hơn, còn khi bệ hạ tự nhận tất cả việc ấy là do mình, quả thật bệ hạ đã phải chịu những áp lực thật nặng nề. Nhưng cái giá cho sự nhẹ nhàng giả tạo ấy, là bệ hạ mất hoàn toàn quyền tự chủ trong việc thay đổi những việc ấy. Những việc gì ở bên ngoài, do bên ngoài tạo ra thì bệ hạ có thể làm được gì? Không làm được gì cả. Cho nên, cứ giữ mãi suy nghĩ ấy, bệ hạ sẽ cứ mãi than thân trách phận, cứ mãi âu sầu, buồn phiền, oán thán mà thôi”